Khi đứng trước đám đông bạn có bị run không, bạn có lo sợ không? Tim đập thình thịch, đổ mồ hôi, giọng nói lắp bắp… chính là biểu hiện của người run sợ trước đám đông. Nếu bạn là người như vậy thì hãy áp dụng 6 bí quyết dưới dây, đảm bảo bạn sẽ trở nên tự tin hơn khi nói trước đám đông đó.
1. Giới thiệu những gì bạn sắp nói và tổng kết lại những gì bạn đã nói
Trong cuộc sống, có những trường hợp bạn phải lên phát biểu, giới thiệu trong một bữa tiệc, một lễ trao giải. Còn trong công việc bạn phải báo cáo, thuyết trình cho dự án của bạn. Bạn đã bị tâm lí lo sợ trước đó cộng thêm việc có thể bài thuyết trình của bạn quá dài làm một số người ở phía dưới bị sao nhãng, bạn thấy vậy tâm lí sẽ càng mất tự tin.
Để tránh chuyện này xảy ra, bạn nên đưa ra bố cục những nội dung bạn sắp nói. Dẫn dắt họ đi từng ý một và cách sắp xếp các ý của bạn phải thật logic và dễ hiểu. Bạn chỉ nên nói những phần cốt lõi đừng lan man, dài dòng sẽ làm cho người nghe bị rối và khó tiếp nhận thông tin chính. Sau cùng trước khi kết thúc bài thuyết trình bạn nên chốt lại tất cả những điểm chính cần chú ý trong những nội dung bạn vừa trình bày.
2. Tập trung sự chú ý qua ánh mắt

Phần thuyết trình của bạn sẽ là siêu thất bại khi bạn không dám nhìn vào những người đối diện khi nói. Do lo lắng mà khi bạn nói bạn không nhìn trực diện vào người phía dưới. Cảm giác mà bạn mang lại cho những người đang lắng nghe bạn chính là bạn đang nói với cái cửa sổ, cái trần nhà, cái bàn, cái ghế ở góc nào đó chứ không phải đang nói với họ.
Điều này không có nghĩa là khi nói bạn cứ mãi nhìn chằm chằm chằm vào họ. Bạn hãy chú ý nhìn những người phía dưới nhưng đừng nhìn quá lâu sẽ gây cho người đó cảm thấy mất tự nhiên, không thoải mái. Bạn chỉ nên giữ ánh mắt của bạn trong vài giây thôi. Hãy tưởng tượng như bạn đang trò chuyện bình thường với một ai đó. Nếu việc nhìn trực diện vào họ quá khó với bạn thì có một mẹo là bạn hãy nhìn vào khoảng trống giữa lông mày, chính xác là điểm giữa mũi và mắt.
3. Sự tự nhiên – chìa khóa vàng
Tại sao có người nói mọi người rất chú ý và cảm thấy thu hút, còn người nói mọi người lại cảm thấy buồn ngủ. Tất cả đều do cách bạn diễn đạt. Dù là một bài thuyết trình nhưng khi bạn nói bạn nên truyền cảm xúc vào bài diễn thuyết thông qua giọng điệu lên xuống cũng như những cử chỉ kèm theo. Nếu giọng của bạn cứ ỉu xìu, đều đều thì chứng tỏ ngay cả bạn cũng không hứng thú với những điều bạn nói thì làm sao bạn thu hút được người khác.
Nếu bạn đang thuyết trình trên Powerpoint, hãy lồng ghép thêm những hình ảnh, những đoạn clip. Khi bạn thuyết trình nên lồng ghép các ví dụ để mọi người hiểu rõ nội dung bạn đang nói cũng như có thể cùng bạn tranh luận chứ đừng chỉ đứng đọc lại những nội dung có sẵn trên bản trình chiếu.
4. Tìm hiểu về nơi bạn sẽ thuyết trình

Đây chỉ là bước chuẩn bị đơn giản nhưng tác dụng của việc này không hề nhỏ. Bạn có thể đến xem trước về căn phòng bạn sẽ đứng thuyết trình, tìm hiểu sức chứa của căn phòng cũng như số lượng người có mặt trong buổi thuyết trình của bạn. Bên cạnh đó việc chú ý đến nhiệt độ của căn phòng sẽ giúp ích cho bạn. Nếu căn phòng quá nóng hay quá lạnh điều này sẽ làm ảnh hưởng đến trạng thái của bạn cũng như người tham dự. Nếu bài thuyết trình của bạn cần có máy chiếu, loa đài hay những công cụ hỗ trợ khác bạn cũng nên kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ tránh đến lúc bạn sắp thuyết trình rồi mới phát hiện thiếu cái nọ cái kia. Bạn sẽ tự tin hơn nếu bạn kiểm soát được mọi thứ.
5. Bạn được phép mắc những lỗi nhỏ
Trong khi bạn nói chắc chắn bạn vẫn có thể mắc phải những lỗi nhỏ dù cho bạn đã chuẩn bị kĩ như thế nào. Sự thật là những người lắng nghe sẽ không chú ý đến những lỗi nhỏ đó đâu nhưng nếu bạn lúng túng hay bối rối thì chính bản thân bạn làm mọi việc trở nên tệ hơn. Hãy lơ đi những lỗi nhỏ đó và tự tin tiếp tục những gì mà bạn đang nói.