Đời Sống

“Sống ảo” căn bệnh của giới trẻ, sao cứ phải cố tỏ ra khác biệt, bạn sống thật với chính bản thân không phải là điều tuyệt mỹ nhất sao!

Thật ra, có những người thực sự sống cho họ, sống một của đời tự do ít khi họ chia sẻ cho bạn biết về lối sống của họ, vì họ sợ một khi đã sẻ chia quá nhiều khi nói chỉ khiến mọi người lánh xa mà thôi. Khi bạn trở nên thú vị và khác biệt cũng là một chuyện tốt, liệu đó có phải là những thứ thực sự chúng ta cần nó chăng, cũng không phải một đơn vị nào đó có thể đo lường thích hợp cho cuộc sống đầy đủ ấm no hơn.

Có một mâu thuẫn trái chiều mà các nhà tâm lý bắt buộc phải nghĩ ngợi về nó: Giai đoạn khá dài hơn 50 năm qua, mặc dù đời sống con người ngày một nâng cao rất nhiều, chỉ tiêu hạnh phúc cứ như vậy, ngược lại cho thấy tỷ lệ số người bị mắc bệnh rối loạn tâm lý, rối loạn lo âu sợ hãi, trầm cảm thì ngày một tăng không ngừng nghỉ.

Điều này chắc được biểu hiện rõ nhất, ở những ai học chuyên ngành tiếp thị, bước đầu tiên hầu hết họ sẽ được giảng dạy về cách thức kiếm tiền dựa trên nền tảng sợ hãi của con người. Nếu bạn có thể khiến một ai cảm thấy bất an thiếu thốn hoặc thấy kém cỏi, bản thân họ sẽ bị tự ái kiểm soát, khi đấy họ sẽ tìm tới bạn mua những thứ khiến bản thân họ tốt lên.

Xã hội ngày một đi lên, đồng thờ thị trường tư bản cứ thế hoạt động một cách không dừng tay, chính vì điều này, nó hối thúc hình thành nên một xã hội trong đó con người luôn cảm thấy mình túng quẫn đủ điều và kém cỏi đủ thứ.

Sống ra sao mới thực sự được gọi là hạnh phúc đây?

Điều khiến tôi bật cười là ở nhiều người đã từng trải nghiệm khám phá các đất nước “thế giới thứ 3”, họ chấp niệm và hết lòng tin duy nhất một điều người dân sinh sống ở quốc gia đó hạnh phúc gấp trăm lần. Họ luôn nghĩ rằng và dựa dẫm vào những tư tưởng rỗng tuếch về chủ nghĩa vật chất, hay lại tự áp đặt bản thân mình rằng nếu ta biết cách sống giản đơn thêm một chút thôi thì chắc hẳn chúng ta hạnh phúc lắm.

Đây là liên tưởng quá sai lầm về lối sống. Cuộc sống thực tế nhất đối với người nghèo khổ, trong cái xã hội phát từng ngày phát triển này, họ không hề có lấy một ảnh lửa bùng sáng  hạnh phúc như ta nghĩ, nếu họ sống một cách đơn giản chỉ để bản thân mình thả lỏng một chút và bớt lo âu đi một chút mà thôi. Mặt khác đối với dân cư ở “thế giới thứ 3” những thứ ngoài vòng không cần để tâm đến  như bạn có bao nhiêu bằng hữu hay mới mua được thứ gì đắt giá. Thứ họ hướng tới chỉ có một điều duy nhất đó chính là gia đình, là cộng đồng. Họ chấp nhận một cuộc sống thực tại, bớt lo âu, chỉ đơn giản đúng một điều là họ buộc mình phải như thế. Đó mới là cách sinh tồn duy nhất.

Còn về phần ở phía trời Tây họ lại chạy theo chủ nghĩa siêu- cá nhân, biểu hiện rõ nét ở những người bất chấp sẵn sàng đánh đổi chỉ để tăng ca suốt đêm chỉ kiếm một thật nhiều tiền, liệu kiếm thật nhiều tiền rồi bản thân họ có thật sự hạnh phúc lên từng ngày không, có được một lối sống riêng lành mạnh hơn không. Khi bạn đánh đổi như thế tất nhiên bạn sẽ có một tài sản cực khủng lồ, đạt tới đỉnh của sự giàu có, đó lại là một thứ chúng ta càng muốn loại bỏ vô cùng.

Dẫu có ngồi trên núi tiền, nhưng bản thân con người không thể ngừng bớt phiền muộn.

Theo như hiểu biết về quyển truyện “Nỗi lo âu về địa vị của xã hội” của một triết gia người Anh gốc thụy sỹ (Alain de botton) đã viết: Qua nhiều thế kỷ, ông nói rằng, đa phần con người đều tự nhận thức được mình nằm trong vị trí nào của xã hội: “Con quan thì làm quan. Con sải ở chùa lại quét lá đa”. Nếu không có sự đổi thay, sự thúc đẩy, hay thời cơ, thì sẽ không có bất cứ áp lực nào hối thúc buộc bản thân tiến tới phía trước. Bạn không thể chọn lựa nơi mình được sinh ra, nên bạn buộc phải đón nhận nó và cứ mặc đó mà sống tiếp.

Nếu một xã hội chỉ trọng dụng người có tố chất nhân tài, cuộc sống bắt đầu có nhiều thứ đổi thay. Nếu bạn nghèo đói, hay bạn thành đạt nhưng rồi để mất tất cả, đừng lấy lý do là lỗi của định mệnh hay thậm chí là vận may rủi gì đó. Mà mấu chốt tất cả ở đây chỉ là lỗi của bạn. Bạn là người thảm hại trong thất bại. Bạn mất tất cả mọi điều. Chính vì điều này, trong suy nghĩ mọi người bị giam cầm trong sự sợ hãi liên tục, mọi thứ tất bật, vội vã của thế giới này đều đến từ phía của nỗi sợ, nỗi lo âu về vị thế xã hội.

Triết gia không nói rằng cộng đồng nghèo khổ hay xã hội thuộc kiểu phong kiến cái nào sẽ tốt hơn. Ông chỉ nêu rõ quan điểm rằng, khi xã hội đã bắt đầu từ phóng kiến và nghèo khổ cho đến trường tồn thịnh vượng và đánh giá cao nhân tài, giá đắt mà mỗi người phải đánh đổi chính là áp lực và sầu não cũng tăng cao theo từng mức sống.

Kỳ thực mà nói, một khi nắm được cơ hội càng lớn, đồng thời con người bất an lo lắng sẽ vuột mất nó. Chính vì lẽ đó, chúng ta luôn rơi vào tình trạng căng thẳng khi cứ suy nghĩ lung tung: công việc phải tốt nhất, hẹn hò với những người cùng đẳng cấp hơn, giao lưu nhiều bạn bè hơn, kết giao được với những có địa vị trong xã hội hơn. Sự khát khao thỏa mãn với những gì của mình thực sự sẽ không còn đủ nữa. Thực chất, một số người quan niệm, nếu bạn cứ thỏa mãn đồng nghĩa là bạn đã bỏ cuộc.

Ở thế kỷ 21 này, có lẽ chúng ta tiếp cận được tất cả thông tin hơn trong bất kỳ thế hệ nào của lịch sử loài người. Theo tình cập nhật trên Google, thông tin mạng xã hội cứ cách 2 năm lại tạo ra rất nhiều thông tin hơn toàn bộ lịch sử về loài người gộp lại. Những thông tin chất từng đống như thế lại được chúng ta cập nhập liên tục. Quá kỳ diệu đúng không!

Mặt khác, khi đã hợp nhật hệ thống tư bản với nguồn chảy thông tin bất tận, nó sẽ có tác dụng phản lại khiến chúng ta nghĩ rằng với bất nhiêu thứ như vậy vẫn còn chưa đủ.

Đầu thế kỷ 20 có một câu nói khá nổi tiếng: Luôn muốn đuổi kịp người khác, phải có những thứ họ có, chiến thắng như họ (Keeping up with the Joneses). Nó miêu tả tác động tiêu cực của chủ nghĩa tiêu thụ. Bà con hàng xóm cạnh nhà mua được thứ gì mới mình cũng phải có sao cho được. Bạn bè đua nhau mua vé đi xem ca nhạc, thế là bạn cũng chạy theo mang về cho mình một vé. Công sự của bạn vừa mới mua được vé đi Thụy Sĩ và bạn cũng muốn tới một nơi nào đó tuyệt đẹp.

Bản thân không ngừng tị nạnh, ganh đua dù có thức được điều đó hay không

Trong xã hội thực tại, hầu hết con người đều không thể cảm nhận được loại tị nạnh ganh đua có ý thức nữa. Liệu không may, bản thân có thực sự nhận ra hay không, thì căn bệnh “luôn muốn đuổi kịp người khác, phải có được những thứ như họ có, chiến thắng như họ” đã ăn sâu trong tâm hồn chúng ta mất rồi. Tiềm thức loài người chúng ta luôn luôn có sự so sánh bản thân mình với một ai đó. Mà không may, phần lớn điều này lại là cách để chúng ta định nghĩa bản thân mình, mặc dù bạn có muốn hay không.

Đây không phải là lời phản biện chống lại xã hội tư bản, cũng không phản bác lại sự phát triển của mạng xã hội, đơn giản mà nói thì đây chỉ là quan niệm cá nhân của tác giả về xã hội thực tế. Trong thời đại ngày nay, bản thân chúng ta luôn hối thúc nhắn nhủ mình phải nhớ rằng người này, người kia, nơi đó đang nắm giữ những điều tuyệt đẹp, hoàn hảo hơn mình biết bao.

Qua những thông tin nguồn mạng xã hội được hình thành không tương xứng, lại trớ trêu thay cho những người tiếp cận nó có cảm giác lo lắng, bất an.

Một minh chứng cho điều này: Tim Ferriss doanh nhân người Mỹ đã truyền cảm hứng đến cho bạn, với phong cách đi khám phá du lịch vòng quanh thế giới mà vẫn có thể kiếm tiền. Nói đúng ra, đó là lối sống khá cực đoan mà bản thân chúng ta không thể chịu được trong một khoảng thời gian khá lâu, và dường như nó không thích hợp với tích cách của tất cả mọi người. Đa phần chúng ta sẽ từ bỏ lối sống theo cách đó chỉ vài năm sau đó, ngay cả bản thân Ferriss.

Ngược lại, khi bạn ở nhà ngồi lướt mạng xã hội, tôi tin một điều bạn sẽ thấy cuộc sống như vậy chắc rất thú vị và tuyệt vời lắm đấy. Trên những thông báo mới Facebook của tôi, có thể thấy gần hết một nửa bạn bè sẽ nói về câu chuyện, nào là tạo lối đi riêng, con đường đời riêng của chính mình, đuổi theo những đam mê ấp ủ, tựu thân lập nghiệp, lên những ý tưởng độc đáo về câu chuyện trải nghiệm hành trình hay ho đời mình,…Nực cười thay cho họ, luôn miệng nói những điều hay ho, nhưng thực tế cuộc sống họ rất tệ vẫn còn dựa dẫm vào phụ huynh và cũng chẳng thể làm được việc gì nên người. Có lẽ, họ đang tự áp đặt bản thân mình phải làm sao hơn một ai đó.

Hầu hết ai cũng muốn cho chính mình (YOLO), nhưng mấy ai có thể sống được như thế

Tôi hoàn hảo. Tôi khác biệt. Chỉ có thể duy nhất là Tôi. Tôi làm mọi việc không thể nào giống mọi người. Xem tôi đây. Tôi khá là đặc biệt, đúng không?

Lẽ ra có thể thấy, những người luôn sống cho chính mình luôn sống một cuộc đời tự do tự tại, thì ít khi họ chia sẻ về cách sống của họ, họ sợ khi sẻ chia nói quá nhiều chỉ làm mọi người thêm xa lánh mà thôi. Khác biệt một chút cũng không phải là chuyện xấu gì, nhưng đáng nói ở đây nó không phải là điều chúng ta cần đến.

Liệu nền kinh tế thế giới có ổn định, khi mọi người chuyển từ công việc văn phòng sang làm Blog để kiếm tiền không. Nó chỉ mang lại sự bế tắc thôi. Một số người cứ chói buộc mình trong cái lồng cô độc và lập dị đó. Một số lại giữ khư khư nếp sống cổ hủ lạc hậu hằng ngày. Lại có một số người thích phiêu lưu trải nghiệm. Hay lại có người thích sống bình lặng ổn định êm đềm.

Thật đáng khâm phục nếu một người nào đó thấy thỏa mãn với những điều nhỏ bé nhất từ thú vui tao nhã xuất hiện trong cuộc đời, mà điều này thì rất khó có thể làm được.

Bạn đã làm được như vậy chưa?

Thật ư, bạn nản lòng về thứ đó rồi à? Vực dậy ngay lập tức, hỡi những con người mộng mơ kia! Trên thế gian này nếu bạn không thấy niềm vui từ những điều giản đơn nhất, thì có đi tới chỗ nào, tới nơi đâu cũng sẽ biến thành vô dụng.

Hãy nhìn mọi thứ xung quanh bạn xem, có rất nhiều những điều giản dị đến bình thường khác nhau trong cuộc sống. Hít thở sâu vào, sống chậm lại một chút, cười nhiều vào. Bạn không nhất thiết phải chứng minh cho tất cả mọi thấy mình là ai. Dành vài phút cho bản thân suy ngẫm về cuộc đời, để tư tưởng hằng sâu trong tâm trí.

Nên nhớ rằng, đừng thái quá chứng minh bản thân với ai bất cứ điều gì hay bất cứ thứ gì, ngay cả bản thân mình cũng thế!

Bài Viết Liên Quan

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay

SỰ THẬT PHŨ PHÀNG TRONG CUỘC SỐNG HIỆN THỰC: CÁC MỐI QUAN HỆ THÂN THÍCH 90 % ĐỀU TỪ MIỆNG MÀ NỚI RA

Đừng vội trao quyền “Đánh giá của bạn thôi” cho người khác