Đời Sống

Căn bệnh công sở: Nơi gục ngã ngoài đường

Nếu đến Nhật Bản, chúng ta chắc hẳn sẽ bắt gặp các hình ảnh dân văn phòng gục ngã ngủ giữa đường vào ban đêm là một điều bình thường, đây chính là mầm mống của một căn bệnh mang tên gọi Karoshi, nó như một loại bệnh dịch không bao giờ chữa khỏi trong môi trường làm việc công sở, có thể nhìn thấy bất cứ đâu sau giờ tan ca.

Đã từ rất lâu, con người Nhật luôn có kỷ luật kỷ cương trong năng suất làm việc, nên đất nước được đánh giá rất cao trên toàn thế giới, ngay cả các quy chuẩn cũng được hình thành để tạo nên một nền công sở trường tồn bền vững với thời gian, mang lại nhiều ích lợi để công ty ngày một phát triển. Với quá nhiều mặt tốt đấy, ít ai biết rằng đằng sau sự cống hiến hết mình, tận tâm hết sức lại hình thành nên một vấn nạn khiến Chính phủ Nhật hết sức đau đầu. Vấn nạn này luôn luân chuyển xoay vòng hai chữ “khốc liệt” giữa cuộc đời.

Minh chứng thực tại cho thấy, qua bộ ảnh của nhiếp ảnh gia người Ba Lan đã khắc họa lên hình ảnh những cỗ máy làm việc chăm chỉ tại Nhật Bản, vật vờ thiếu sức sống gục ngã lăn ra ngủ giữa đường phố Tokyo, với kiểu sinh sống của người Nhật khiến nhiều người nhìn cảm thấy sợ hãi và hoảng hồn. Bộ ảnh khắc họa lên tất cả cuộc sống thực tế nhất của văn phòng công sở, được mọi người sùng bái như một thứ cao quý về chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ vào ban ngày, nhưng mà thật nghiệt ngã với cuộc sống về đêm của họ. Tinh thần của Họ (nhân vật được khắc họa trong bộ ảnh) lúc nào cũng trong trạng thái cạn kiệt sức lực, đến việc nhấc trên lên để đi thôi cũng cảm thấy nhọc nhằn.

Theo như nhà nhiếp ảnh gia người Ba Lan chia sẻ, để có thể hoàn thiện được bộ ảnh này ông phải tốn công sức suốt 2 năm trời, cứ trời về đêm ông lại xách xe đạp ra đường, với mục tiêu chính là tìm kiếm những anh chàng, cô nàng công sở Nhật, đang ở trong trạng thái ủ rũ ngã quỵ sau giờ tan ca. Ông muốn cho cả thế giới mở rộng về tầm nhìn: “Tôi ước mọi người có thể nhìn rõ được đâu là bộ mặt thật của môi trường công sở  Nhật Bản. Họ phải trải qua tất cả những gì xuyên suốt trong khi làm việc, công ty đã tận dụng họ làm sao”.

Với nhiều câu hỏi được đặt ra trước vấn nạn này, họ làm sao biết được “Những điều họ thấy trên bộ ảnh chắc gì bị áp lực của công việc khiến họ ngã quỹ vào đường”. Ông làm rõ một điều: “ Thật sự tôi không thể khẳng định hết 100% sự thật. Một số người trong họ có thể đã làm một vài ly rượu, mà hầu hết họ đều kiệt sức đến nỗi gục ngã ngủ thiếp đi lúc nào không hay”.

“Căn bệnh cuồng bạo” – Karoshi của dân văn phòng nơi công sở người Nhật.

Những hành động, lả đả mệt mỏi, vật vờ gục ngã nằm ngoài đường do dồn hết sức lực vào công việc không còn mấy xa lạ với cuộc sống của Nhật Bản qua hàng chục năm nay, với cái cách mà nó tồn tại bất chấp trước sự nhúng tay vào của Chính phủ Nhật thông qua các đạo luận và chính sách, đã khơi mào lên cao trào đáng cảnh báo về “căn bệnh cuồng bạo”  được gọi là “Karoshi”.

Có thể hiểu một cách giản đơn về Karoshi nó là một thuật ngữ biểu đạt cho những người chết do làm việc quá hao tổn sức lực của xã hội Nhật Bản. Theo như tình hình ghi nhận về căn bệnh này, vào năm 1987 của Bộ Y tế Nhật Bản thống kê, năm đó có rất nhiều ca tử vong bất ngờ của các giám đốc điều hành. Qua dần mỗi năm Karoshi như một căn bệnh truyền nhiễm cứ thế mà lan rộng và tăng một cách chóng mặt.

Cho đến năm 2015, Căn bệnh này được Bộ Lao động Nhật Bản tăng vọt đến mức kỷ lục, nạn nhân của căn bệnh đó lên đến 2.310 người. Chỉ là bộ mặt nổi phần nào đó được biết bởi Hội đồng bảo vệ nạn nhân mà thôi, nhưng thực chất con số đã lên đến 10.000 nạn nhân- tương đương với số người chết do taị nạn giao thông cướp đi.

“Căn bệnh” Karoshi đã bắt nguồn cách đây hơn 50 năm trước.

Nguyên nhân hình thành căn bệnh Karoshi tạo ra và kéo dài biết bao nhiêu năm qua trong môi trường văn phòng công sở của người Nhật Bản, mặc dù bạn đồng hành cộng sự bị chết rất nhiều nhưng chả mấy ai quan tâm cho lắm, có lẽ được tạo ra trong những năm đầu của thập kỷ 1950.

Vào thời điểm đó, tình trạng kinh tế bị tàn phá hết sức nghiêm trong từ thiệt hại của chiến tranh thứ 2 bùng nổ, trước tình hình khủng hoảng của nước nhà Thủ tướng Nhật Bản đã đưa ra sách lệnh, buộc con dân cả nước phải cật lực ra sức lao động, tận lực cống hiến hết mình cho doanh nghiệp công ty, đồng thời công ty cũng phải có nghĩa vụ săn sóc bảo vệ nhân viên của mình đến cuối đời về mặt vật chất cũng như tinh thần.

Sự thỏa thuận giữa hai bên chủ doanh nghiệp với người lao động nhanh chóng được tiến hành. Trước tình hình, muốn củng cố kinh tế nước nhà hầu hết người dân công sở đều nhắm vào một công ty để làm việc, cống hiến hết sức tận tâm hết mình cho đến độ tuổi về hưu mới thôi. Đây cũng được xem như là bản hợp đồng hôn nhân đến cuối đời được ký kết giữa hai bên chủ doanh nghiệp và người lao động. Nhờ sự áp dụng sắc lệnh đó mà nền kinh tế Nhật đã vựng dậy một cách chóng mặt và thần kỳ.

Thấy được hiệu quả trước mắt, thỏa thuận ký kết này được gắn chặt và bền lâu qua từng ngày, từng năm. Lúc ấy trong suy nghĩ của người Nhật đi làm cống hiến là niềm hạnh phúc. Cũng chính lý do này đây, tạo nên nền tảng để phát triển căn bệnh Karoshi, kiềm hãm con người, vắt cạn sức lực của dân văn phòng Nhật suốt hàng chục năm trôi qua.

Thời kỳ đáng báo động, nỗi ám ảnh mang tên căn bệnh Karoshi ở xã hội Nhật

Lời kêu gọi toàn dân hưởng ứng sắc lệnh của thủ tướng hơn 30 năm qua, nền kinh tế Nhật thay đổi rất nhiều khi giá cổ phiếu ngày một lên cao, bất động sản cũng theo đà này phất lên rất nhiều, kéo rất dài mang sự bứt phá thần kỳ với tên gọi khá nhiều sự rủi ro trong đó nền kinh tế bong bóng nước nhà, buộc dân công sở chạy đua sức lực và vắt cạn con người họ đến giới hạn cuối cùng. Báo cáo thống kê tình hình cho thấy, mức báo động lên tới điểm tột cùng khoảng 7 triệu con người, nghĩa là chiếm gần 5% số dân Nhật lúc đó điên cuồng đâm đầu làm tới 60 giờ mỗi tuần.

Các nạn nhân của căn bệnh này đến năm 1987 mới được liệt kê ghi nhận lần đầu tiên. Với sự ghi nhận đó, ta mới có thể sáng mắt ra tình trạng nghiêm trọng của việc cật lực cống hiến hết sức mình của dân công sở, sự tình trước mắt buộc Chính phủ Nhật phải để tâm đến, nhưng làm sao có thể kiềm lại, khống chế được khi căn bệnh đã lan rộng ngoài vòng tay kiểm soát, khi nhận ra đều đã chậm trễ. Như các báo cáo số liệu được cập nhật, hầu hết những nạn nhân nằm trên danh sách Karoshi đâm đầu làm việc hơn 100 giờ/tháng trước khi tử vong hay hơn 80 giờ/tháng trong 2 tháng kề nhau.

Tệ hại hơn nữa, khi đang trong giai đoạn nền kinh tế bong bóng khiến Nhật Bản hoàn toàn suy sụp và khủng hoảng kéo dài trong những năm 1990. Để giải cứu được tình hình, hàng trăm công ty tại thời điểm đó buộc phải đổi mới lại toàn bộ cơ cấu nội bộ, làm ảnh hưởng đến người lao động khiến họ phải tăng tốc hết năng suất, tăng ca ngoài ý muốn nếu không bị loại bỏ. Thời kỳ này, căn bệnh Karoshi đã lấy biết bao nhiêu người thiệt mạng…

Những giải pháp của Chính phủ Nhật đã ra sức khống chế bệnh dịch Karoshi

Trong những năm về đây, thấy cớ sự trước mắt tình trạng người dân tử vong quá nhiều do làm việc hết sức lực, Chính phủ Nhật đang cố ngắn tìm hiểu ngọn nguồn của nguyên nhân nhúng tay vào để giải thoát cho toàn dân lao động (tuy nhiên dân cư Nhật có thể chọn lựa chứ không mang tinh thần ép buộc cả).

Vào năm 2020, từ các cuộc hội thảo Chính phủ Nhật đã đưa ra tiêu chuẩn cắt giảm lao độ làm việc quá 60 giờ/tháng khoảng 5%. Trong những năm kế tiếp, sẽ từ 8-9% tuyên truyền khuyến khích người dân phải sử dụng hết số ngày nghỉ mà họ được ưu đãi. Cùng với đó, yêu cầu, khích lệ các doanh nghiệp chấp nhận cho nhân viên mình có thể ở nhà làm việc, được phép nghỉ ngơi sớm hơn thường lệ vào ngày cuối cùng của tháng, không được còn để đèn văn sáng sau 7 giờ tối trở đi,…

Nếu cuộc cách mạng này thành công sẽ đem đến nhiều mặt tích cực cho nền phát triển kinh tế Nhật:

Thứ nhất, tẩy não được cách suy nghĩ của doanh nghiệp và người lao động cứ ôm về quá nhiều việc thì sẽ đạt kết quả cao. Người dân có thể chủ động được suy nghĩ làm việc sao cho khoa học và hợp lý nhất, mà không tổn hao nhiều thời gian gây hại cho thể trạng.

Thứ hai, giúp cho các gia đình gắn bó bền lâu khi dành cho nhau nhiều thời gian hơn. Cũng tiếp tay gián tiếp để xóa bỏ bình đẳng giới tính, trọng nam khinh nữa của phụ nữ Nhật, bản thân họ không có quyền chọn lựa việc làm trong khi bị bắt buộc phải làm phụ nữ nội trợ theo kiểu truyền thống.

Ăn sâu trong tâm trí đời sống công sở người Nhật “Tử vì Đạo” trong thời hiện đại.

Dù sự thật phơi bày ra trước mắt như thế, những câu chuyện về cái chết công sở được đưa báo hằng ngày, thậm chí Chính phủ cũng đã nhúng tay vào ngăn chặn những hiện trạng này vẫn không mấy khả thi cho lắm. Khi vẫn còn tồn tại những con người tham công tiếc việc rất nhiều. Bản thân họ tìm cách né tránh luật, vẫn cứ thích ôm về mình nhiều việc, vẫn cứ thích từ chối các ưu đãi về ngày nghỉ ngơi để rồi cuộc sống lại cứ lờ đờ, mệt mỏi ở nơi ga tàu điện gầm vào lúc nửa đêm.

Có thể nói, cuộc sống nơi công sở thật là một thứ gì đó khó thay đổi và bài trừ hoàn toàn được. “Tử vì Đạo” được tạo nên như một nét văn hóa đặc trưng môi trường công ty và cũng vì đó mà hầu hết thời gian con người đều bị giam cầm trong cái lồng sắt không một lối thoát, họ luôn phải đối mặt với nhau mà làm việc, khi nào sếp tan sở họ mới dám tan ca,…

Để nhìn thấy rõ hơn, minh chứng như số dân ngày càng lão hóa nhanh chóng, kèm theo đó số lượng người lao động cũng tụt giảm. Số lượng ấy ngày một giảm đi, mà công việc vẫn như thế thì người còn lại phải chịu sức ép rất lớn lao. Để tiêu tốn vào nó buộc ta phải dâng linh hồn mình tại chốn công sở.

Đúng vậy, những bức ảnh khắc họa nên nhân vật, vật vờ gục ngã giữa đêm hôm rải rác các ngõ ngách đô thị, có thể thấy dịch bệnh Karoshi không bao giờ lụi tàn, ngọn lửa ấy cứ thổi lên khi sau giờ tan ca làm việc. Tuy nhiên, những cống hiến của Chính phủ Nhật để ngăn chặn lại bệnh dịch này không thể không công nhận, thế mà chừng nào vẫn chưa hết người chết vì làm việc hết sức, thì nó vẫn còn là nỗi ám ảnh và sợ hãi trong tâm trí của người dân ở đất nước mặt trời mọc…

Bài Viết Liên Quan

ĐỪNG BÁN RẺ THANH XUÂN CHO SỰ BẬN RỘN MỘT CÁCH MÙ QUÁNG!

Lắng nghe lý trí ít hơn, cảm nhận theo con tim mình nhiều vào!

Tại sao càng về già tâm trạng càng hay cáu gắt?