Đời Sống

Chữ hiếu và phận làm con thời hiện đại

Trong ca dao Việt Nam, chữ “Hiếu” đóng một vai trò rất quan trọng và nền tảng về đạo đức và luân lý xã hội. Nó tạo nên một môi trường sống hạnh phúc với sự hiếu thảo, xây dựng nên nền giáo dục văn minh. Ý nghĩa linh thiêng của chữ “Hiếu” cuộc đời vì nó rộng lắm mấy ai có thể hiểu nó ! Nó không đơn tuần là việc kính hiếu với cha mẹ bằng tiền, vật chất hay phải luôn luôn ở bên chăm nom, phụng dưỡng mà đôi khi là sự hy sinh thầm lặng để được thấy nụ cười hạnh phúc , an lạc của bậc làm cha mẹ… hay chỉ đơn giản là những bữa cơm sum vầy trong sự yêu thương, hòa thuận…

Hãy yêu thương khi còn có thể

Cuộc sống hiện nay có quá nhiều thay đổi họ sống quá nhanh và quá thực dụng với sự đổi thay của thời gian nhiều người không có thời gian để chăm sóc bố mẹ. Đến khi mất những điều quý giá ấy họ mới chợt nhận ra, chỉ còn rơi lệ thật nhiều, làm hậu sự tang lễ lớn và long trọng như một sự an ủi ăn năn, hối lỗi  khi bố mẹ ra đi. Sự hiếu thuận muộn màng ấy càng ngày rất phổ biến trong thời đại hiện nay. Khi nói về chữ “Hiếu”, nhiều người trẻ cũng nhận thức được rằng họ chưa thật sự làm tốt, bởi khi họ đã công việc ổn định với những đồng lương kha khá cũng là lúc họ nghĩ đến việc sắm sửa đồ đạc trong nhà, mua cho bố mẹ cái này, cái nọ đây cũng là được coi là có hiếu, có thể bố mẹ họ sẽ tự hào hãnh diện lắm nhưng thực tế bố mẹ cần nhất ở đây chính là sự gần gũi, sự quan tâm chia sẻ chăm sóc của con cái, chỉ đơn giản như thế thôi cũng cảm thấy trên đời này tình cảm thiêng liêng nhất tuyệt vời nhất mà điều ước đấy mấy ai có thể hoàn thành được.

Đối với chính bản thân tôi: “vì quá bận bịu và mải mê chạy với cuộc sống hiện tại mà đã chợt quên, bỏ xa một điều gì đó rất quan trọng khi nào không hay … Mỗi sáng thức dậy, mở mắt ra tôi lại thấy bản thân mình trước gương với biết bao nhiêu cảm xúc, hôm nay cảm thấy xinh hơn đẹp hơn hay lại thấy buồn một chút vì xuất hiện những vết thâm trên mắt hay những đốm mụn trên mặt, quá trau chuốt tới bản thân mà không hề quan tâm đến sự hiện diện của những việc xung quanh, nhưng đã bao giờ bạn thử dừng lại một giây quan tâm đến cha mẹ của mình để nhận ra những thay đổi bấy lâu nay mà bạn chưa hề lưu tâm? Đối với những người làm cha mẹ họ chưa bao giờ đòi hỏi từ con cái phải làm bất cứ điều gì, chỉ cần thấy những đứa con được vui vẻ tươi cười và hạnh phúc thế là đủ. Còn bản thân tôi, chính vì quá vô tư, sự vô tư ấy đến trở thành vô tâm lúc nào không hay, cũng phải thôi vì tất cả con người trên thế giới này đều là những đứa trẻ trong vòng tay của cha mẹ mà thôi…

Khi còn là một đứa trẻ con chập chững biết đi, cho đến lúc bước vào cấp 1, cấp 2 tôi vẫn luôn trong vòng tay ấm áp của họ, vòng tay ấy giống như một “thế lực” với sức mạnh vô biên, có thể che chở, bảo vệ tôi bất cứ lúc nào, cũng chính đôi bàn tay ấy lo cho tôi từng miếng ăn hằng ngày hay những bộ quần áo khi tôi tới trường. Lớn hơn một chút khi tôi bước vào cấp 3, bắt đầu biết rung động, biết buồn vui hay giận hờn vu vơ. Khi tình yêu đầu đến, những cảm xúc làm tôi tập trung tất các nguồn sống của mình mà không hề để ý tới cha mẹ, những lúc vui tôi giữ cảm xúc cho riêng mình còn khi buồn với sự ích kỷ của bản thân tôi còn hay “giận cá chém thớt” lên cha mẹ và người thân mà không hề cảm thấy tội lỗi.

Chữ hiếu và phận làm con thời hiện đại

Bước vào cánh cửa của đại học, tôi lại bận rộn với cuộc sống sinh viên, với bạn bè mới, bắt đầu biết tham gia đủ các hoạt động xã hội …cha mẹ vẫn là người luôn theo dõi, luôn chăm sóc cho sức khỏe tôi. Khi đi làm, vòng quay công việc, vòng xoay của tham vọng, chuyện bạn bè, chuyện yêu đương lại cuốn tôi đi. Suốt từng ấy tháng năm, chỉ có cha mẹ luôn đồng hành bên tôi họ luôn dõi theo, luôn lo lắng, lắng nghe những tâm sự và than thở của tôi, họ làm tất cả mọi việc cho đi mọi thứ vì chỉ mong muốn tôi được hạnh phúc nhất. Còn về bản thân tôi cứ mãi mê chạy theo đồng tiền và quyền lực với cuộc sống hiện tại mà bỏ lại tất cả phía sau.

Nhưng bạn ơi, hãy thử dừng lại, dù chỉ một giây thôi, để ngoảnh đầu nhìn lại phía sau chính là mái tóc mẹ đã bạc đi thêm vài sợi, khuôn mặt đầy những nếp nhăn, thấy khóe mắt cha có thêm vài vết chân chim, đôi bàn tay trở nên chai sạn. Chỉ một phút mỗi ngày thôi, hãy nhìn lại những thứ họ làm cho ta một cách vô điều kiện, rồi nghĩ lại xem mình đã làm được gì cho cha mẹ…hãy trân trọng những giây phút hiếm hoi còn ở bên cha mẹ đừng để khi nhận ra mọi thứ đã trở nên quá muộn màng. Bởi sẽ có một ngày, bạn lại khát khao cái vòng tay ấy, vòng tay của sự bình yên bên cha, cái sự ấm áp trong lòng mẹ thì sẽ không còn nữa….

Cuộc sống ngày càng hiện đại, văn hóa hiếu thuận cũng chạy theo phát triển của xã hội

Việc báo hiếu này sẽ được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày, khi cha mẹ còn sống. Cha mẹ chính là đấng thiêng liêng mọi người cần tôn trọng, báo hiếu và tri ân. Chúng ta chỉ chăm chỉ, đi thắp hương cầu nguyện cúng bái đốt vàng mã làm việc thiện mà quên đi mất nghĩa vụ  chăm sóc cha mẹ, ông bà hiện tại thì đó chính là việc bất hiếu, bất nghĩa nhất.

Không ít người vô tâm cho rằng việc bố mẹ chăm sóc con là “nước mắt chảy xuôi”, là nghĩa vụ đương nhiên phải làm nên không nâng niu, trân trọng. Có người vì bận rộn, vì chạy theo nhiều mục đích sống  cá nhân mà bỏ quên cha mẹ, xao nhãng trách nhiệm làm con với cha mẹ, đến lúc mất rồi không thể cứu vãn mới cảm thấy hối tiếc, đau khổ.

Bổn phận làm tròn đạo nghĩa và chữ hiếu trong bối cảnh xã hội hiện tại thực sự đang là một vấn đề cần được hóa giải một cách cân nhắc, có xét đến thực trạng cuộc sống thực tế. Ngày nay, không thể đòi hỏi con cháu quá nhiều, khi chịu tang, phải xin nghỉ việc công như các quan lại thời xưa. Nghỉ như vậy có thể mất chức, mất việc. Ngay cả đến việc chăm sóc các cụ già, bây giờ cũng không thể có mẫu người Như Lão Lai Tử ngày đêm đùa giỡn làm cho cha mẹ vui, bởi làm như thế thì lấy đâu ra thời gian để lao động kiếm sống với cuộc sống mưu sinh đầy vất vả hiện tại.  Cũng không thể bày tỏ lòng hiếu thảo một cách mù quáng như: Canh Kiềm Lâu: Nếm phân để biết tình trạng sức khỏe của cha mẹ! càng không cần thương kính cha mẹ như Tăng Sâm: Khi nhìn thấy mẹ cắn móng tay, mà trái tim người con thấy xót xa như chính bản thân đang đứt ruột vậy…” Để dung hòa chữ hiếu với đời sống hiện tại, để khơi thông bế tắc thì tự thân mỗi người phải biết điều chỉnh bản thân bằng nhiều cách. Hiếu nghĩa vẫn là nét đẹp của đạo lý làm người, nó không phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện sống mà do ý thức quyết định”.

Xã hội ngày một phát triển, số lượng dân số ở độ tuổi người cao tuổi ngày càng đông theo, thiết nghĩ việc tổ chức chăm lo cho thế hệ người già, không thể cứ phó mặc cho gia đình cá nhân, mà phải coi như là chính sách xã hội quan trọng tại mỗi đất nước. Từ vấn đề đó, xây dựng và phát triển các nhà dưỡng lão được hình thành là minh chứng điển hình, tại nơi đây có đầy đủ các phương tiện và con người có chuyên môn phù hợp, để chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, vừa giúp các cụ có thể giao lưu, tham gia các hoạt động sống vui sống khỏe vui vẻ cùng nhau trong những năm tháng cuối đời, tránh được cuộc sống cứ vò vo lẩn quẩn trong nhà vô cùng cô đơn buồn tẻ, vì càng già họ sẽ càng tủi thân và cáu gắt ! Có lẽ đây chính là lựa chọn tốt nhất để các gia đình có thể thực hiện được chữ hiếu phù hợp với đạo nghĩa làm con trong điều kiện làm ăn sinh sống ở thời buổi cạnh tranh với thị trường đầy sự sôi nổi và biến đổi này.

Bài Viết Liên Quan

ĐỪNG BÁN RẺ THANH XUÂN CHO SỰ BẬN RỘN MỘT CÁCH MÙ QUÁNG!

Lắng nghe lý trí ít hơn, cảm nhận theo con tim mình nhiều vào!

Rất phấn đấu nỗ lực nhưng vẫn nghèo