Đời Sống

Hãy sống hòa nhập với cảm xúc

Bản chất con người cảm xúc luôn luôn chi phối tất cả, nó giúp ta dễ dàng nhận biết khi nào bạn nên hòa nhập cởi mở thay vì cố gượng ép bản thân kìm nén, ghen ghét hay lo sợ trước những biến cố có thể bất ngờ xảy ra. Đừng tìm cách né tránh tất cả khi thấy ghét một ai đó và cũng đừng để cảm xúc giận hờn hay tuyệt vọng cuốn ta đi mất. Dù chỉ một phút lặng thinh, hãy tìm ra khoảng trống giữa cơn bực tức và bản thân mình. Để nhận thức rằng những cơn bực tức đang sôi sục trong tâm hồn chỉ là cảm giác nhất thời mà thôi, nhanh chóng vụt tắt qua trong giây lát, rồi cơn giận dữ cũng lẳng lặng chìm xuống. Nếu thực sự bạn điều khiển được trí óc biết suy nghĩ như thế cuộc sống sẽ trở nên nhiều màu sắc và thú vị lắm đấy.

Thật ra mấy ai làm được như vậy, trong tâm hồn mỗi người, dường như không còn ô trống nào để dành tạo ra khoảng trống cho cảm xúc và bản thân. Những bực tức, nóng giận bùng phát vượt ra ngoài tầm kiểm soát và chi phối của chúng ta. Để kiểm soát được nó đòi hỏi tâm phải tịnh, tập trung nỗ lực rất nhiều, mới có thể kìm nén cảm xúc vượt qua mọi sự chi phối của đầu óc. Khi ấy, bạn nhận thấy rằng mình bắt đầu đón nhận và gần gũi đối diện với cảm xúc của bản thân. Dành thời gian nhiều hơn trực tiếp đối diện với nó, bước qua mọi thử thách khó khăn trở ngại một cách dễ dàng. Đó là lúc bạn biết cách cảm nhận tận hưởng cuộc sống của mình đầy rẫy sự thú vị, nhận ra thế giới quanh ta có biết bao nhiêu màu sắc của vẻ đẹp. Cũng là cơ hội để bạn lắng nghe hương vị, âm thanh cuộc sống của những người thân yêu, thay vì bị cảm xúc giận dữ vùi dập, nhấn chìm và cuốn trôi.

Khi những cơn giận dữ của cảm xúc bắt đầu xuất hiện, bạn không cần coi chúng là kẻ thù, luôn đối đầu với nhau, chỉ làm bạn mệt mỏi bực tức thêm mà thôi. Đừng chối bỏ hay quay đầu lại với chúng, hãy coi cảm xúc như một người bạn thân tình và tìm mọi cách chuyển hóa nó. Cũng như thế, khi ta bắt đầu chấp nhặt đối đầu với ai đó mạnh gấp nhiều lần, thì cách tốt nhật để giải quyết là hãy ngồi lại nói chuyện. Cảm xúc cũng vậy, hãy quay đầu lại hỏi liệu nguyên nhân chính nằm ở đâu, tìm hiểu rõ ràng, nên nhớ rằng những gì buông bỏ được hãy buông bỏ, đừng quá chấp niệm vào phản ứng của bản thân.

Một khi bạn đã chú tâm, gạt bỏ tất cả những nhiễu loạn bên ngoài, tập trung chuyên sâu vào tịnh tâm, bạn có thể luyện cho mình có tính cách nhẫn nhịn, từ bị trước mọi thứ sẵn sàng bỏ qua, sẽ không còn những cảm xúc sân si, giận hờn nó sẽ tan biến hết vào hư không.

Chắc hẳn bạn cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện chính bản thân, hoàn thiện cuộc sống giúp bạn xây dựng hạnh phúc vững trãi hơn vì thế: đừng quá dồn nén cảm xúc rồi chối bỏ nó, đừng cứ khư khư ôm mãi cơn giận trong lòng để rồi bùng phát sẽ thiêu đốt bạn lúc nào không hay. Và bạn cũng nên nhận định rõ ràng mọi cảm xúc luôn quan trọng nhưng bạn không phải là nó,  không phải là những cơn phẫn nộ, cũng không phải là sự đố kỵ, ghen ghét.

Bài Viết Liên Quan

Lắng nghe lý trí ít hơn, cảm nhận theo con tim mình nhiều vào!

SÀI GÒN NƠI MÀ AI CŨNG THƯƠNG, CŨNG NHỚ!

Phụ nữ ẩn sâu trong con người họ có một loại bản năng gọi là ghen tỵ