Đời Sống

Hiền quá bị người đời bất nạt, đôi khi ta phải học cách tàn nhẫn như sói

Khi thành công con người ta biết lúc nào cần mềm mỏng, lúc nào cần mạnh mẽ và cứng rắn bản lĩnh hơn người, tệ hơn nữa sống một cách tàn nhẫn với mọi người xung quanh.

Một số điều tưởng rằng nó trái ngược với đời, nhưng mấu chốt ẩn trong nhân tính chính là sự trần trụi. Chẳng hơi đâu mọi người lại truyền miệng nhau rằng: “Nhún nhường quá dễ bị người đời sát phạt, ngựa lành thường bị người cưỡi”.

Nhiều lúc, bạn nhún nhường biết bao nhiêu, người khác lại được đà lấn tới. Bạn càng nhân nhượng lùi bước, người khác lại nhẫn tâm, càng muốn nhổ cỏ tận gốc dồn bạn đến đường cùng. Bạn càng rộng lòng thứ tha, người khác lại lợi dùng lòng tốt bạn không thương tiếc. Bạn yếu đuối mềm lòng nhường nhịn, lòng tham người khác lại càng tham danh vô độ. Chính vì điều này, trên con đường trưởng thành buộc bạn phải sống một cách tàn nhẫn với người đời.

Nếu cứ lo lắng cho người khác, sợ mất lòng mà không dám thẳng tay từ chối, những điều vượt quá giới cho phép về khả năng, đồng nghĩa điều đó bạn chỉ làm đau chính mình đấy. Lùi bước ở phía sau, tự ti về khả năng, không dám đứng dậy tranh đấu cho những điều bất công, bạn sẽ bị người đời khinh bỉ mà thôi. Xung quanh bạn đầy rẫy những kẻ coi lòng tốt của bạn là sự yếu đuối mà thôi, coi hành động trợ giúp của bạn là điều đương nhiên, vì nhiệm vụ đã đặt sẵn ra cho bạn là vậy, không để tâm đến cảm xúc bạn hành xử ra sao. Vì lý do đấy, họ để vuột mất cái trân trọng giữa đối phương, vuột mất công sức bạn bỏ ra cho họ, vuột mất cả tấm lòng chân thực nhất về phía họ.

Minh chứng lòng tốt của bạn không đâu khác, chính là bạn giúp họ lấy nước được vài lần, từ đó thói quen dần dần hình thành cho bản tính nhờ vả dựa dẫm, sau đó nghĩa vụ chính của bạn là phải lấy nước theo đòi hỏi của họ là việc hiển nhiên rồi, khi nào họ muốn bạn luôn phải xuất hiện. Sự thật hiện ra trước đấy thôi, hiền lành vượt mức giới hạn sẽ là nhược điểm lớn nhất của bạn,  bị người khác nhắm làm đối tượng ép bức trước tiên. Không chấp nhận bất kỳ vấn đề có thể tới, thẳng thừng chối từ đừng sợ hãi đến cách nhìn của người khác.

Dám đương đầu tàn nhẫn với chính bản thân và bất kì ai xung quanh thì bạn có thể chinh phục được nhân tính mà bản chất trần trụi trong đó. Bạn nhận ra vấn đề này càng sớm thì tích góp thêm nhiều thời gian xây dựng tinh thần bền bỉ.

Nếu bạn bị u mờ trong đó quá lâu, những vấp ngã, trải nghiệm trên đường đời sẽ dạy cho bạn bài học đắt giá sâu tận tâm hồn, hãy nên nhớ lòng tốt của mỗi người luôn là một thứ đắt giá nhất chỉ dành cho những người biết trân trọng và xứng đáng mà thôi. Những kẻ chỉ biết nghĩ cho mình, tham lam vô tội, sẽ không hiểu được những thứ đáng quý giá là gì và không xứng với nó.

Một câu danh ngôn của nhà thơ và nhà sử học người Anh, đã nói rằng : “Con người ưa trả thù vì bị tổn thương hơn là đền đáp cho lòng tử tế”. Một khi cho đi lòng tốt liệu sẽ nhận lại được ơn tình nghĩa, hay chỉ là sự hoài nghi bỏ mặc trong lãng quên? Trước hết đòi việc trả ơn, bạn hãy thử nghĩ lại tất cả vấn đề một cách sâu sắc nhất, liệu rằng những hành động đó có vô ý làm tổn thương người nào đó chăng, nếu lòng tốt thiếu đi mặt khôn khéo trong đó chẳng khác là ác ý hay sao.

Liệu tâm lương thiện bộc phát ra thôi là đủ không, bạn cần phải có cái đầu lạnh thấu đáo trong mọi để đặt tình cảm đúng vị trí của nó. Nếu không tỉnh táo, bạn chỉ đặt nhầm lòng tốt khiến người khác nhận lấy tổn thương thêm thôi. Do đó, khi muốn làm từ thiện đâu đó, điều cân nhắc đầu tiên bạn cần xác nhận rõ đối tượng ra sao để kịp thời né được sự lừa lọc hay hiểu nhầm đáng tiếc xảy đến. Đối với những người không được sự may mắn ưu đãi, khó khăn luôn xảy ra trong cuộc sống, ta phải làm sao giúp đỡ họ vực dậy khỏi cảnh túng đói, khổ thân thay vì mang đến cho họ vật chất bên ngoài.

Một nhà triết gia, nhà thơ người Mỹ cũng từng giả định với điều giống như trên: “Lòng tốt của bạn cần thêm đôi phần thêm sắc sảo, nếu không chẳng khác nào con số không tròn trĩnh” sự tốt bụng của một người nào đó càng nhiều, thì giới hạn trong đối xử giữa con người với nhau phải càng ngày càng cao. Chỉ có như thế bản thân mới thoát khỏi việc tùy tiện giúp đỡ ai đó, lại có thể bảo vệ chính mình.

Nếu bạn để im lặng thành thói quen, quen với thiệt thòi, quen sống trong ấm ức, quen với nhận lời giúp đỡ bết kể ai, bạn đắm chìm quá lâu trong đó và quên mất đi một điều, bạn cũng có cảm xúc, bạn có thể thái độ với một ai, có bày tỏ quan điểm riêng của mình, có một lối sống riêng mà bạn làm theo điều mình thích. Buông thả bản thân mình cho người khác sai vặt, chẳng qua bạn đang nhầm lẫn giữa khoan dung vô nguyên tắc và thoải mái quá thôi, vì cái nhầm lẫn nhất thời đó mà câu từ chối không bao giờ tồn tại trong bạn.

Có thể nói, những điều có thể nằm trong vòng tay kiểm soát mọi khả năng của bạn, bạn sẵn sàng giúp đỡ họ, nếu vượt khỏi sự kiểm soát khả năng của mình, cương quyết từ chối bạn nhé. Đừng thấy tiếc nuối gì, với những cần sự giúp đỡ của bạn. Cũng đừng thương tiếc quá cho những kẻ không xứng đáng. Một khi sống đúng với lòng không thẹn với đời, biết bày tỏ quan điểm theo cách mình, không dựa dẫm, không nịnh bợ, có thể khiến cuộc đời của chúng ta từ  trong ánh nhìn của người đời quay trở lại trong vòng tay chính mình.

Bài Viết Liên Quan

Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về ngày của Cha

Bí quyết xóa tan nỗi lo trước đám đông

Liệu chúng ta có đang sống trong thế hệ cô đơn: Khi nhiều bạn trẻ đều nói tôi không nhất thiết phải có bạn bè!