Đời Sống

Im lặng là vũ khí có thể hủy hoại các mối quan hệ

Ông bà ta thường nói: Im lặng chính là đỉnh cao của sự đáng sợ, các mối quan hệ ta tốn công xây dựng sẽ bị phá hủy tất cả bởi cái sự im lặng ấy. Sau đây sẽ chứng minh cụ thể nhất để thấy được sức mạnh của sự im lặng nó đáng sợ đến mức nào.

Im lặng cũng có thể biểu đạt thay cho một câu trả lời, tương ứng một loại ngôn ngữ. Tuy nhiên, hai đối phương lại cảm thấy hài lòng về loại ngôn ngữ này, đôi khi ở từng cung bậc cảm xúc thăng trầm nào đó, nhất thiết cần sự im lặng để giải quyết, để nhìn rõ thấu hiểu nhau hơn. Nhưng liệu nó có thích hợp khi hai người lâu ngày không gặp nhau, nếu sự im lặng cộng thêm cái khoảng cách của thời gian, thì liệu hai bên còn gắn kết với nhau không, hay chỉ là cái sự tra tấn của im lặng làm mình bức rức, khó chịu mà không thể lý giải được nguyên nhân đó từ đâu.

Trong một quan hệ, bạn cũng biết, khi một người đột nhiên trở nên im lặng, cũng là lúc trong đầu người kia xuất hiện rất nhiều thứ để suy nghĩ, tò mò đoán xem tại sao lại im lặng như thế. Với một loạt suy đoán chạy liên tục trong đầu, gây ra những suy nghĩ trái chiều về nhau, hiểm làm lẫn nhau. Đâu phải trong các mối quan hệ lúc nào chúng ta cũng suy nghĩ cho nhau, thấu hiểu sự tinh tế của nhau, nghĩ tích cực sự im lặng của nhau theo chiều hướng tốt. Ngay cả khi bạn thấu hiểu sự thay đổi của nhau, nhưng đôi khi sự im lặng cũng khiến ta bạn trở nên mập mờ và không tập vào bất kỳ thứ gì.

Im lặng là đỉnh cao của trạng thái không muốn giao lưu tiếp xúc

Xung quanh chúng ta, những cung bậc của cảm xúc có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, trong cung bậc cảm xúc ấy đôi khi có những tâm trạng trở nên tệ hại, không vui vẻ cho lắm. Mọi thứ dịch chuyển đầy rẫy sự biến động xoay quanh cuộc sống là nguyên nhân tạo áp lực tới tâm trạng đấy. Khi chúng ta kết thúc một mối tình, cũng là lúc tâm trạng của bạn rơi vào trạng thái của sự im lặng, vì quá nhiều nỗi đau chất chứa trong tim kéo dài dai dẳng không buông. Cái tôi mỗi người quá lớn, đã giết chết sự tin tưởng về nhau, không màng tới một lời giải thích rõ ràng, một cơ hội giải bày đầy rẫy sự nghi ngờ. Chỉ duy nhất bản thân luôn núp trong bóng tối đó, dậm chân tại đó gặm nhấm nỗi buồn. Đây là, tình hình khá phổ biến nhất của giới trẻ hiện nay. Các bạn nên nhớ, trong cuộc đời bạn không thể không tiếp xúc ai đó cả đời được. Sự im lặng luôn luôn là đỉnh cao của sự tổn thương trong tâm hồn.

Sự im lặng còn thể hiện qua các cuộc chiến tranh lạnh trong tình yêu 

Khi bước vào một mối quan hệ yêu đương, chắc hẳn họ đã có rất nhiều quan điểm giống nhau, giống cả lời nói và hành động. Có phải lúc nào học cũng giống nhau như vậy không?, mặc dù ta tỏ ra khá bằng lòng về lời nói nhưng những hành động lại chứng minh lên sự không hài lòng về nhau, không tiếp thu ý kiến của nhau. Chính vì điều này, đã làm họ bước vào một cuộc chiến tranh lạnh, họ bắt đầu ít nói chuyện với nhau sự im lặng giữa hai đối phương bắt đầu lên ngôi. Để tránh một cuộc chiến thật sự, bạn cần phải nói chuyện thẳng thắn đi vào vấn đề.

Đâu phải cặp đôi nói cũng có tiếng nói chung với nhau, đôi khi chiến tranh lạnh ấy thật sự xảy ra, sự im lặng dai dẳng không buông đó là dấu hiệu buồn của sự kết thúc một mối tình. Liệu đó có phải người đó, tình yêu đó không dành cho bạn?. Tình yêu luôn xuất phát từ sự cảm thông trân thành, sự cởi mở và cần sự giao tiếp trao đổi lẫn nhau.

Công việc cũng như thế, sự im lặng luôn là vấn đề chỉ trở nên rối rắm, giữa các đồng nghiệp với nhau chúng ta nên giao tiếp với nhau bằng một cách trân thành.

Im lặng là sự chán nản, là sự bực xúc kìm nén đến cùng

Khi bạn bức xúc một vấn đề gì đấy nhưng vẫn này trong mức độ vừa phải, bạn sẽ dùng hết tất cả lý lẽ lời nói của mình, trải hết tâm tư trong lòng để mọi người có thể thấu hiểu đón nhân cùng với sự đồng cảm. Nhưng nếu thái độ người nghe không thấu hiểu, thậm chí phớt lờ những lời nói trân thành tận đáy lòng, thì mức độ này sẽ dâng lên tới cùng cực. Có thể họ thật sự cố tình không hiểu những gì mình muốn truyền đạt, hoặc họ thật sự kém cỏi không hiểu thật.

Họ không có bất kỳ để tâm và đoái hoài đến cảm xúc của bạn, họ không muốn quan tâm bạn muốn gì, họ không có bất kỳ lý do nào cả để ngồi nghe bạn truyền đạt và không có ý định đề cao lời bạn bày tỏ. Cũng vì sự thờ ơ ấy, đã làm bạn cảm thấy bất lực với nói trước mọi thứ, bạn bắt đầu chán nản và im lặng với tất cả mọi thứ xung quanh, vì nói cũng chẳng giúp ích được thôi thì im lặng vậy.

Im lặng cũng được hiểu là sự từ chối 

Khi bạn cứ chờ hoài, chờ mãi nhưng không có kết quả nào từ cuộc phỏng vấn, bạn cũng tự hiểu rằng mình đã bị từ chối. Cũng như vậy, khi bạn đề bạt lên một ý tưởng của bản thân trình bày cho mọi người hiểu, nhưng nhận lại sự không hưởng ứng, họ sẽ im lặng và lái câu chuyện hướng về một chủ đề khác. Không chỉ như vậy, khi thầm thích ai đó bạn nhắn tin hỏi han chăm sóc mà không có sự hồi đáo, tức là bạn nên cảm nhận người đó không thấy hứng thú gì ở trong bạn, đó là một lời từ chối trong sự lặng lẽ.

Im lặng đôi khi cũng được hiểu là sự tiếp thu nhìn nhận và lắng nghe

Đây chính là sự im lặng đáng giá ngàn vàng đấy. Bạn biết lắng nghe khi biết mình làm sai ở đâu là cần thiết nhất, sự im lặng trong cái mắng mỏ, chỉ dẫn để chỉ nhận ra sai lầm. Bạn cũng biết đấy, đôi khi chăm chú lắng nghe cũng là một điều bổ ích và đáng giá đó, trong một cuộc nói chuyện nào đấy, một trong hai người phải luôn có im lặng lắng nghe thì cuộc nói chuyện mới thú vị, một khi bạn im lặng là cơ hội và điều kiện giúp mình thêm những kiến thức bổ ích.

Im lặng có lẽ cách để tìm cách giải quyết vấn đề

Đôi khi chúng ta cần im lặng để giải quyết một vấn đề đó, không phải lúc nào làm việc gì cũng cần phải nói ra và bày tỏ với một ai đó. Trong khoảng thời gian đó, sự im lặng có thể làm đầu óc ta tập trung hơn, để trải nghiệm nhiều hơn, khám phá ra nhiều tiềm năng của bản thân và đưa ra nhiều hướng đi đúng đắn trong việc giải quyết các vấn đề.

Việc chọn sự im lặng luôn theo quyết định bạn chọn lựa, không phải cứ im lặng là cách giải quyết các vấn đề, chúng ta phải biết vận dụng sự im lặng trong tùy trường hợp nếu: bạn thấy đối phương muốn bạn lắng nghe: “Hãy im lặng”, nếu bạn thấy đối phương buồn rầu không muốn nói chuyện: “Hãy im lặng”. Những tình huống trên bạn đã thấu hiểu được cái giá của sự im lặng, hãy nói chuyện để thấu hiểu lòng nhau bạn nhé?

Bài Viết Liên Quan

Chuẩn mực sống của xã hội trong thời công nghệ hiện đại khiến ta chăm chút bản thân bề ngoài, soi mói chính bản thân

Vất vả nửa đời, đã đến lúc nghĩ cho chính mình, đó mới là cánh cửa hạnh phúc

Đủ sẵn sàng để lập gia đình, đừng vội quyết định một cách nhanh chóng. Bởi sống chung với nhau là một thức thách vô cùng khắc nghiệt