Đời Sống

Miệt thị ngoại hình: Nỗi khổ tâm “Hít không khí thôi cũng mập” hay chỉ là sự biện minh cho căn bệnh lười biếng và không muốn giảm cân!

Miệt thị ngoài hình hay còn được hiểu là Body Shaming đây chính là hành vi phán xét và đánh giá vẻ bề ngoài người khác đang bị bài trừ ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Tuy nhiên, phong trào Body Shaming đã một  phần nào đó bị biến chất chỉ để đem ra làm bình phong che đậy cho những người lười vận động và không muốn giảm cân.

Có thể thấy trước đây, với việc miệt thị về ngoại hình thường bị người đời lên án là hành vi xấu cần phải bác bỏ phản kháng, vì những hệ lụy sau này nó gây ra cho nạn nhân những thương tâm rất lớn, họ sẽ bị ám ảnh gắn mác “béo, phì nhiêu, mập” hay “gầy quá, nứt da”…Những lời công kích từ đối phương tưởng chừng như qua loa, nói cho vui về nhan sắc nhưng ngược lại nó có sức đả thương quá nặng đến tinh thần của nạn nhân, khiến họ ngày đêm bất an lo lắng, suy sụp tệ hơn nữa là dằn vặt tự kết liễu bản thân.

Không nói đâu xa ở nước phương Đông chúng ta, vốn ưa chuộng nét đẹp mảnh mai, dịu dàng mà hiện nay cũng có sức ảnh hưởng đến các quốc gia ở phương Tây, vốn được đề cao đánh giá khá hiện đại văn minh nhưng đâu đó vẫn còn diễn ra miệt thị ngoại hình. Minh chứng rõ ràng nhất những dòng bình luận trên mạng xã hội với lời nói khiếm nhã. Ngạc nhiên hơn, ngay cả cô ca sĩ Adele vẫn thường bị châm chọc là béo dù cô có nổi tiếng hay đầy tài năng đến đâu.

Theo sự chuẩn đoán và nghiên cứu của bác sĩ chỉ ra rằng, những nạn nhân bị miệt thị về ngoại hình đang có nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường, đột quỵ tức thời và tắc nghẽn tim mạch gấp 3 lần so với người khỏe mạnh bình thường. Vấn đề này cho thấy rõ rằng xấu hổ về ngoài hình, tự ti về nhan sắc là thủ phạm tàn sát vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe lẫn tinh thần.

Đứng trước những hiểm họa của miệt thị ngoại hình gây ra quyền tự do ngôn luận phán xét người đời, bỗng chất lại trở thành một tội lỗi và đôi khi tệ hơn nữa nó sẽ biến thành tội ác. Mà đặc biệt nhất đối với phụ nữ, họ phải chịu áp lực dữ dội về cân nặng, không quy chụm đến những người đang ngày một ra sức học cách để cải thiện vóc dáng, giảm cân để bước đi nhẹ nhàng hơn, bên cạnh đó lại có một nhóm thuộc những típ người phụ nữ thừa cân thật sự lúc nào cũng nhạy cảm khi ai đó nói đến ngoại hình, vóc dáng, cân năng hay chỉ đơn thuần chung chung về sức khỏe.

Những người thuộc típ người này được phân loại thành hai nhóm, một là “hít không khí thôi cũng mập”, hai là “nhóm ngụy cớ”.

Về nhóm “hít không khí thôi cũng mập” có thể thấy minh chứng rõ nhất là người mẫu ngoại cỡ Ashley Graham với vóc dáng mũm mịn từ khi được sinh ra. Cô thuộc típ người xương to, mặc dù đã áp dụng nhiều phương pháp nhưng không thể nào ốm được như các siêu mẫu khác, ngay sau đó, mỗi ngày trôi qua cô đều tập thể dụng thường xuyên để có được vóc dáng săn chắc và đường cong cơ thể hấp dẫn. Tuy cô cũng là nhà đấu tranh miệt thị về ngoại hình nhưng lại theo chiều hướng tích cực, không quên ăn uống khoa học điều độ, chăm chỉ vận động, chăm sóc nhang sắc cho phù hợp với thể chất. Với áp dụng phương pháp cho riêng mình, cô thành công hơn mong đợi, trở thành người nổi tiếng và truyền cảm hứng cho hàng ngàn cô gái trên thế giới có cùng thể chất như cô, khi sinh ra đã không có được thân hình mảnh mai.

Còn nhóm thứ hai, “Nhóm ngụy cớ” lại là một chiều hướng của câu chuyện khác. Nhóm này tập trung đông típ người béo nhưng lại không muốn vận động hoặc chưa một lần thử vận động tập thể dục thể. Họ chỉ biết sống tận hưởng với thú vui tao nhã thưởng những món ngon, nhưng lười biếng vận động, thường xuất hiện trong buổi nhậu nhẹt với bạn bè hoặc uống cafein quá liều lượng, lại càng thích nằm lì trên giường ngủ,… khiến vóc dáng họ không thể hoàn hảo được. Nói một cách thực hơn, chính con người họ chưa từng ngừng một giây để nghĩ đến việc “tự chăm sóc cho bản thân đẹp hơn”. Vậy mà, khi một ai đó trong gia đình, bạn bè, hàng xóm xung quanh phán xét khơi mào lên vấn đề liên quan đến ngoại hình, ngay lập tức lòng tự trọng của họ cảm thấy bị xúc phạm rất nặng nề.

Và lẽ đương nhiên, họ thường than vãn rằng việc được người khác để tâm và đóng góp ý kiến sẽ khiến họ sầu não, mệt mỏi và ngán ngẩm. Họ cứ thế bỏ mặc mọi thứ ngoài tai, không có dấu hiệu gì để thay đổi, không chối bỏ thói quen đó, bởi chỉ một điều họ thích ăn và thích như thế. Để cuối cùng, họ bám dính vào phong trào miệt thị ngoại hình, như một bình phong che chắn cơn bệnh lười biếng của mình và tôn trọng cái quyết định đó.

Thật đáng buồn cho “nhóm ngụy cớ” vì họ đã khước từ mọi cơ hội để hoàn thiện ngoại hình. Có lẽ sẽ khác hơn nhiều, khi họ biết chấp nhận lắng nghe và hành động theo lời khuyên chân thành nhất của những người biết nghĩ và yêu quý họ vì chính bản chất bên trong con người chứ không phải về một nét đẹp ngoại hình nào đấy, sự chân thành ấy chỉ mong họ có thể khỏe mạnh hơn tốt đẹp hơn, nếu biết trân trọng những lời ấy có lẽ cuộc đời của “nhóm ngụy cơ:” sẽ đi theo hướng vô vàn sự bất ngờ.

Rất đúng với lời nói của Karl Lagerfeld một huyền thoại của làng thời trang đã sẻ chia: Vẻ bề ngoài thật đáng kính sẽ thu hút người khác chú ý đến hơn tâm hồn vốn có của bạn. Nên nhớ một vẻ bề ngoài thần thái tự tin vào vẻ đẹp chính mình, không xuất phát từ những đường cong mà nó đến từ một thân hình tràn đầy năng lượng, khỏe mạnh, dẻo dai và linh động.

Có thể chính bản thân bạn không cần phải tuân theo đúng chuẩn mực về cái đẹp mà xã hội đặt ra, vốn dĩ quan điểm của con người không ai giống ai cả và trên đời này cũng không có người đủ chuẩn mực hòa hảo cả, tuy nhiên, bạn hãy ghi nhớ rằng vẻ đẹp sâu trong tâm hồn bạn sẽ có khoảnh khắc tỏa sáng hơn khi người khác để tâm đến bạn! mọi nguồn để tâm ấy hầu như đầu bắt nguồn cái nhìn về ngoại hình.

Bài Viết Liên Quan

Đừng vội trao quyền “Đánh giá của bạn thôi” cho người khác

SỰ THẬT PHŨ PHÀNG TRONG CUỘC SỐNG HIỆN THỰC: CÁC MỐI QUAN HỆ THÂN THÍCH 90 % ĐỀU TỪ MIỆNG MÀ NỚI RA

“Sống ảo” căn bệnh của giới trẻ, sao cứ phải cố tỏ ra khác biệt, bạn sống thật với chính bản thân không phải là điều tuyệt mỹ nhất sao!