Đời Sống

Rất phấn đấu nỗ lực nhưng vẫn nghèo

Mọi bi thương của nỗi đau trên thế giới đều quy chung về chữ tiền, tiền và tiền…

Bản chất chung của mọi vấn đề ở đây không phải bạn nỗ lực phấn đấu là đủ, mà điểm nghiêm trọng ở đây là cách tư duy trong bộ não của bạn còn hạn chế. Tập cách đổi mới bộ não tư duy bản thân, cuộc đời khi ấy mới phấn khởi lên được thôi.

Cái sai thứ nhất: Bạn luôn đề cao tiền bạc hơn thời gian

Một cô bạn cộng sự của tôi. Bản thân lúc nào cũng mặc cảm mọi thứ, mặc cảm vì cơ thể mình hạc xương mai của mình, nên có suy nghĩ tham gia một khóa tập gian hạn về thể dục thẩm mỹ ở câu lạc bộ thể hình. Để tiết kiệm hơn trong chi phí, cứ tưởng rằng chăm chỉ hết sức trong luyện tập là đạt được mục đích, việc chi phải tốn tiền thuê thêm huấn luyện viên, tưởng bở nhấn chìm cô đã tập một mình. Ròng rã, vất vả luyện tập mấy năm trời, vậy mà cơ thể gầy gò ấy tốt lên được bao nhiêu, chỉ vì luyện tập sai cách thức.

Vô vọng, để cứu vãn được tình hình cải thiện cơ thể là phải thuê huấn luyện viên mà thôi. Nhờ có sự chỉ dạy tận tình trọng việc ăn uống và cách thức sao cho đúng, 3 tháng dần trôi qua, cơ thể của cô ấy chuyển biến đổi mới rất nhiều đấy.

Cô cộng sự của tôi là một ví dụ minh chứng điển hình, bạn rút ra một điều, chỉ vì muốn dành dụm tiết kiệm chi phí, để rồi nhận lại sự thật là phải bỏ gấp đôi số tiền ban đầu, gấp đôi thời gian hay gấp đôi công sức để đón nhận lại một hiệu quả như nhau.

Nó còn nói lên lối tư duy lỗi thời, cổ cũ của chúng ta là: Ưu tiên hàng đầu vào giá cả, không bận tâm tất cả giá trị mà nó mang lại.

Theo cách nghĩ, của giới thượng lưu họ luôn biết tận dụng thời gian vào mọi thời điểm, đầu tư sao cho hợp lý, chú trọng cho bản thân được phát triển. Họ không đếm xỉa đến giá cả, điều mà họ cân nhắc kỹ lưỡng ở đây là giá trị thực của nó mang lại, sau cuộc hành trình cơ hội mang lại là gì, tài nguyên dành cho họ không?

Cái sai thứ 2: Thói quen phủ nhận tất cả và chối bỏ mọi thứ

Khi bạn nhận một nhiệm vụ khó ăn trong công việc, đầu tiên trong đầu bạn phản ứng điều gì?

“Có vẻ khó nuốt đấy, không phải lo, yên tâm đi tôi sẽ thử sức”

“Khó vậy lần đầu tiên tôi gặp đấy, liệu không biết sức làm nổi không nữa”

“ Ôi! sao mà làm nổi chứ, đang chơi tôi đấy à, không được đâu, không được rồi, thật sự khó quá”….

Sợ hãi lo lắng trồng chất lên lối suy nghĩ, để giải thoát rắc rối mọi vấn đề, đó là chối bỏ, là lảng tránh, đó chính là chấp niệm lối tư duy của người nghèo liên tưởng tới.

Bản thân ta, luôn có thói quen dựa dẫm vào mọi thứ xung quanh, dựa dẫm vào kiến thức từ học tập, dựa dẫm kinh nghiệm từ công việc. Từ đấy, bán có thể phán đoán theo suy nghĩ bản thân mình có thể làm được hay không. Miệng lúc nào cũng là câu niệm thần chú, “sao dám chứ”, “sao có thể, “không thể được”, “không được đâu”, “đâu ai làm được”…cứ như thế, mà lảng tránh tìm hiểu sâu mọi vấn đề, tìm tòi thêm một lĩnh vực mới, trau dồi kiến thức mới…để thử thách bản thân với nhiệm vụ mới.

Cái sai thứ 3: Chạy theo công việc một cách điên cuồng, mù quáng

Tôi có một cô bạn cấp ba, sau khi đã hoàn thành xong chương trình đại học. Cô ấy bắt đầu xin đi làm tại một công ty nhỏ. Chuyên ngành chính của cô ấy là thiết kế, vậy mà cô ấy lại nhận thêm công việc hành chính quầy lễ tân về phía mình, ngoài ra còn phải tăng ca đến tối, quá nhiều công việc dồn phía cô, không chú tâm cho công việc chính của mình nên dần dần kỹ thuật chuyên môn bị mài mòn. Lúc nào gặp tôi, cô ấy thở dài, than vãn mình đã cố tâm hết sức vì công ty, thậm chí làm cả những phần không phải chuyên môn chính của mình, ấy thế mà cố gắng hết sức tâm huyết như thế mà đồng lương nhận được chỉ bấy nhiêu đó, cấp bậc vẫn ở đó.

Đáng lý ra, cô gái phải thấu hiểu một điều cái mà người lãnh đạo cần, là nhân viên của mình phải như thế nào. Tất nhiên, cô ấy luôn hoàn thiện bản thân mình, luôn chịu áp lực, hết sức chứng tỏ mình, nhưng đâu phải điều mà nhà lãnh đạo muốn, họ chỉ muốn một nhà thiết kế chuyên môn tài ba chứ không phải một nữ tiếp tân tầm thường.

Có một kiểu phấn đấu hết mình gọi là: Trông thì có vẻ như đang phấn đấu nỗ lực hết mình.

Mặc dù phấn đấu hết mình và nỗ lực hết sức là điều quan trọng, những để nó trở nên thật đúng nghĩa hơn là bạn phải làm sao nhận thức được hướng đi và ý nghĩa của nó mà thôi.

Cái sai thứ 4: Trao dồi đầu tư vào bản thân không đúng cách

Bạn sẽ nhận bài học, qua câu chuyện về 2 người đàn sửa ống lắp. Một người ngày nào cũng làm theo đúng nhiệm vụ, nhận lắp đủ số ống theo yêu cầu và cầm tiền lương theo ngày. Về phần người kia ngoài việc lắp ống ra, anh còn khiêm thêm việc tự chỉnh sửa ống của mình. Có vẻ nhiều việc hơn, khiến tay chân anh bận bịu liên tục, nhưng đánh đổi lại anh được sếp đề cao tình thần trong công việc và nhận được món hoa hồng kha khá.

Chúng ta cũng chẳng khác là mấy như anh thợ sửa ống kia vậy, mỗi ngày làm việc cần cù một chút, tinh thần trách nhiệm một chút cũng chính là tích góp thêm cho bản thân. Trong khi sử ống lắp, bạn còn có thể sử dụng được khoảng thời ấy để tích góp thêm nhiều việc và trau dồi thêm kiến thức, ai nói làm nghề lắp cống, không thể gặt được thành công chứ?

Một nhà chính trị gia đã đưa ra học thuyết: Trao dồi tư duy vào tri thức là khoản đầu tư mang về nhiều lợi nhuận nhất, chỉ một khi đem tiền đổ vào đầu tư cho não bộ của mình thì chẳng có ai cướp nó đi được cả.

Tuy nói, chưa đạt đến thành công không phải là bạn phấn đấu, gắng gượng chưa đủ, mà điều chi phối ở đây là do cách tư duy của bộ não đã ngăn cản bạn lại. Theo thông điệp chuyển thể gửi đến hàng triệu người trên trái đất: Sự rào cản cản trở bản thân, đâu phải là hàng rào gai sắt hay sóng to gió lớn, mà thực chất nó chính là nỗi sợ hãi hiện diễn trong trái tim bạn thôi.

Chinh phục được bản thân là cái chinh phụ tuyệt vời nhất! Tôi thật sự hy vọng mọi người trên thế giới đều có thể chinh phục được “nỗi sợ hãi lo âu trong trái tim của mình” từ đó trau dồi học hỏi, tận dụng thời cơ và để trở thành mẫu lý tưởng sống mà ta khao khát.

Bài Viết Liên Quan

Đủ sẵn sàng để lập gia đình, đừng vội quyết định một cách nhanh chóng. Bởi sống chung với nhau là một thức thách vô cùng khắc nghiệt

Bạn bè là tấm chân tình: Kết giao như thế nào, tương lai bạn sẽ như thế ấy

Bí quyết xóa tan nỗi lo trước đám đông